05 trường hợp người lao động được tạm ứng tiền lương
Người lao động có quyền yêu cầu được ứng trước tiền lương trong các trường hợp cấp bách, cần thiết. Vậy những trường hợp nào người lao động được phép tạm ứng tiền lương?
05 trường hợp người lao động được tạm ứng tiền lương (Hình từ Internet)
1. 05 trường hợp người lao động được tạm ứng tiền lương
- Hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán, theo khối lượng công việc
Khoản 3 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
- Theo thỏa thuận
Việc người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi được quy định tại khoản 1 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 .
- Thực hiện nghĩa vụ công dân
Theo khoản 2 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 , người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.
- Nghỉ hằng năm
Theo khoản 3 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 , khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
- Bị tạm đình chỉ công việc
Trong quá trình lao động, người lao động vi phạm kỷ luật lao động nhưng vụ việc cần thời gian để xác minh, làm rõ thì người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc người lao động. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
(Căn cứ Điều 128 Bộ luật Lao động 2019 )
2. Người sử dụng lao động không cho ứng lương trong thời gian tạm đình chỉ công việc bị xử lý thế nào?
Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP , người sử dụng lao động không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật bị phạt tiền như sau:
- Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
- Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
- Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Lưu ý: Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt với tổ chức gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân.
--------------------------------------------
Theo Như Mai - thuvienphapluat.vn
Bài viết liên quan
- Incentive là gì? Các hình thức phổ biến của Incentive
- NÊN HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH NHÂN SỰ Ở ĐÂU ?
- Đối tượng, điều kiện và mức hưởng chế độ tử tuất theo Luật BHXH
- Hội thảo chia sẻ giải pháp giải quyết khủng hoảng nhân sự
- Xây dựng niềm tin ở người lao động trước nỗi lo mất việc năm 2023
- Thầy Hưng và hành trình lan tỏa giá trị tốt đẹp đến cộng đồng
- THỰC HÀNH EXCEL TRONG NGHỀ NHÂN SỰ – Sự kết hợp giữa kiến thức Excel và kiến thức tiền lương một cách hoàn hảo.
- Lớp QUẢN LÝ NHÂN SỰ/Lớp GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ - Học ở đâu chất lượng ?
- Hợp đồng lao động là gì? Những nội dung cần có trong hợp đồng lao động
- 3 điểm mới trong quyết toán thuế TNCN năm 2023
- Đóng bảo hiểm xã hội 2 nơi cùng lúc được không?
- Luật mới: Đóng bảo hiểm xã hội mấy năm thì được hưởng lương hưu?
- Tự ý nghỉ việc có lấy lại được sổ bảo hiểm xã hội?
- Đã hưởng BHXH 1 lần có được truy lĩnh bảo hiểm thất nghiệp?
- Trường hợp nào không được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp?